Ra máu khi mang thai – Nguyên nhân và cách xử lý
Ra máu khi mang thai thường sẽ khiến mẹ bầu hoảng sợ vì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Tuy nhiên không phải cứ chảy máu là triệu chứng nguy hiểm
- Các dấu hiệu có thai mà bạn nên biết
Ra máu khi mang thai phổ biến nhất ở 3 tháng đầu và theo thống kê có tới 30% mẹ bầu trải qua triệu chứng này. Những nguyên nhân chính gây chảy máu có thể là trứng đã thụ tinh cấy vào tử cung, thai ngoài tử cung hoặc dấu hiệu sảy thai…
Theo trang tin tuc phu nu Ra máu trong thai kỳ thông thường không quá nguy hiểm nhưng việc theo dõi là rất cần thiết. Ra máu khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân nên thai phụ cần biết để khi rơi vào hoàn cảnh này không bị hoảng sợ và điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.
1. Nguyên nhân ra máu khi mang thai
– Trứng đã thụ tinh cấy vào tử cung
Trường hợp này thường xuất hiện khi vào khoảng ngày thứ 8-12 sau khi thụ thai. Mẹ sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng. Đó là dấu hiệu trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung và hiện tượng này sẽ biến mất sau 1-2 ngày. Chị em rất dễ nhầm hiện tượng này với kinh nguyệthàng tháng. Tuy nhiên ra máu khi trứng cấy vào tử cung sẽ có lượng rất ít và sẽ nhanh chóng hết.
– Nội tiết tố thay đổi:
Bạn bị chảy máu nhẹ trong thời gian đầu hoặc là suốt khoảng thời gian mang thai, điều này không phải bình thường có thể là cơ địa của bạn đang thay đổi do lượng hoocmôn quá nhiều chuẩn bị cho thai kỳ.
– Màng rụng gây chảy máu
Hiện tượng này cũng khiến mẹ nhận thấy những đốm máu nhẹ ở quần chíp và thường bị nhầm tưởng là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Màng rụng thường xảy ra vào 1-2 tháng đầu của thai kỳ và nguyên nhân là do một phần nhỏ của nội mạc tử cung rụng, gây chảy máu nhẹ.
– Tử cung nhạy cảm
Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu đến tử cung tăng lên do sự thay đổi hormone, có thể gây ra một vài đốm máu nhẹ, nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân này không đáng lo ngại và không có gì nguy hiểm.
- Xem bí quyết sinh con theo y muon được tổng hợp đúc kết tại đây
– Nhiễm trùng
Máu cũng có thể xuất hiện ở âm đạo nếu mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hoặc âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ cần được điều trị ngay lập tức vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
– Tụ máu dưới màng đệm
Được cho là xảy ra do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Tình trạng tụ máu dưới màng đệm nếu ở dạng nhẹ hoặc vừa có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần. Nhưng nếu bị nặng có thể gây bong nhau thai và sẩy thai.
– Dọa sảy thai
Dọa sảy thai có thể gây chảy máu nhưng nếu được can thiếp kịp thời bằng các loại thuốc thì cổ tử cung sẽ khép lại và lại có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu bị chảy máu nặng sẽ rất khó giữ được thai nhi.
– Có thai ngoài tử cung
Xảy ra khi trứng làm tổ ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng. Triệu chứng mang thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, không thấy kinh và đau nhói ở vùng bụng.
– Sảy thai
Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong những tháng đầu mang thai. Các triệu chứng của sảy thai bao gồm chảy máu âm đạo gồm cả máu cục và dịch nhầy, co rút bụng dưới và đau thắt lưng. Trong trường hợp này, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay.
2. Cách xử lý Khi bị ra máu trong thai kỳ
Gần 30% bà bầu bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi có trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý.
– Theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).
– Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (động thai , sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).
– Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, người phụ nữ không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.
– Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Khi có các dấu hiệu mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai , tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi nếu sử dụng củ gai cho hiệu quả cực kì tốt. Có thể nói là tác dụng rất thần kì đã được nhiều người sử dụng và có kết quả rất tốt mà không phải ai cũng biết để dùng nó. Có rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai.
Củ gai tươi có thể dùng kết hợp với thuốc tây mà không gây tác dụng phụ.Ta có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì thôi và nên uống càng sớm càng tốt (nên dùng ít nhất trong 1 tuần).
Ngoài ra củ gai tươi còn có tác dụng tốt trong các trường hợp : có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẫn chảy rỉ, sa dạ con, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới. lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung.
3. Cách phòng ngừa ra máu khi mang thai
Khám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.
Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
Trong thời gian mang thai dù là nguyên nhân gì thì thai phụ cũng nên báo cho người thân để đưa tới bệnh viện kiểm tra một cách kịp thời nhất. Bởi vì chảy máu đôi khi có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ nên điều quan trọng là phải biết những nguyên nhân và cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
Cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý cũng như tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.