Mẹ bầu thường xuyên khóc ảnh hưởng đến sức khỏe con
Thiên nghiên cứu từ chuyên gia chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố nên bà bầu thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, dễ xúc động và dễ khóc. Việc mẹ bầu có tâm trạng không tốt, thường xuyên buồn và khóc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ khóc, con có thể bị dị tật
Theo quan sát lâm sàng, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai sẽ bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.
Thai yếu và nhẹ cân hơn
Trong những tháng cuối mà mẹ thường xuyên khóc hay tâm trạng bất ổn, trầm cảm, sợ hãi,… máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp này, các bé sinh ra thường nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
Trường hợp mẹ bị trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai là căn bệnh phổ biến tương tự như trầm cảm sau sinh. Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị trầm cảm có nhiều khả năng bị trầm cảm khi 18 tuổi gấp 1,5 lần so với những trẻ khác. Những trẻ này cũng có tâm lý bất ổn và hung hãn hơn.
Riêng trường hợp trầm cảm ảnh hưởng đến thai nhi, người ta nhắc nhiều đến sự biến đổi đột ngột trong tâm lý người mẹ.
Xem: Hướng dẫn cho con bú đúng cách
Theo nghiên cứu, nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai và vẫn bị trầm cảm sau khi sinh, em bé cũng bị ảnh hưởng nhưng đỡ hơn so với trường hợp mẹ đang bình thường, mà sau sinh lại đột ngột bị trầm cảm và ngược lại.
Trường hợp mẹ miễn cưỡng mang thai
Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, tâm lý chưa muốn có con cũng ảnh hưởng nhất định đến em bé. Các bà mẹ này thường không tìm thấy sự gắn bó, mối liên hệ với em bé và do đó tâm trạng bé cũng bất ổn theo đó.
Những sự cố không mong muốn từ bên ngoài
Có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn từ những tác nhân bên ngoài như bị ngã, đâm, xô đẩy… khiến thai phụ có thể sinh non, vỡ nước ối… Chính vì thế, khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý nên đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, hạn chế đi xe máy, đi giày chống trơn…
Bên cạnh đó, việc sống trong môi trường ồn ào khiến mẹ bầu thường xuyên bị stress, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Mẹ khóc nhiều con dễ bị tăng động
Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.
Dễ rối loạn tâm lý sau sinh
Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.