Ít bàn thắng liệu Euro có kém hấp dẫn đi?
Ở vòng bảng EURO 2016, ai cũng nhận ra một điều: Các CĐV có ít cơ hội ăn mừng bàn thắng hơn hẳn so với những năm trước.
Khi ket qua bong da euro 2016 nâng số đội tham dự vòng chung kết lên con số 24, cùng sự xuất hiện của những đội bóng bé nhỏ như Iceland, Xứ Wales hay Bắc Ireland, có lẽ nhiều người cho rằng Livescore giải đấu này sẽ đầy ắp những trận đấu một chiều với “cả rổ” bàn thắng. Nhưng thực tế lại diễn ra hoàn toàn khác.
Bốn năm trước, khi vẫn áp dụng thể thức 16 đội, hai vòng đấu đầu tiên của Euro 2012 đã chứng kiến 46 bàn thắng được ghi. Năm nay, chúng ta có 47 bàn. Như vậy, số bàn thắng trung bình đã giảm từ 2,88 bàn/trận xuống còn 1,96 bàn/trận.
Nếu số bàn thắng là chưa đủ để gây ấn tượng thì ESPN cũng chỉ ra một thông tin chắc chắn sẽ khiến người yêu bóng đá phải chú ý: có đến 16 trong tổng số 47 bàn trong hai lượt trận đầu tiên được ghi ở khoảng 15 phút cuối trận. Chỉ vỏn vẹn 2 bàn được ghi trong 15 phút đầu tiên.
Daniel Sturridge ghi bàn thắng ở phút 90+1, đem về ba điểm cho ĐT Anh trước ĐT xứ Wales.
Bàn thắng góp phần mở ra cục diện trận đấu và giúp nó trở nên cởi mở hơn. Vì thế, khi càng có nhiều bàn thắng sớm, khán giả lại càng có cơ hội xem một trận đấu cởi mở và số bàn thắng do đó lại càng nhiều thêm. Nói cách khác, trước khi có bàn mở tỉ số thì tỉ lệ ghi bàn hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng một khi trận đấu đó đã có một bàn thì xác suất có thêm bàn thắng khác là rất cao.
Bởi vậy, lí do đầu tiên khiến Euro 2016 ít bàn thắng hơn chính là bàn thắng mở tỉ số đến muộn hơn mọi năm rất nhiều.
Điều này xuất phát từ lối chơi của các đội bóng, được HLV Joachim Low của ĐT Đức lý giải một cách đơn giản:
“Ở vòng bảng, hầu hết các đội bóng đều vào sân với tâm lý phòng thủ để không thua. Nhưng khi bước vào vòng knock-out, họ sẽ chơi với tâm lý quyết thắng…”.
Như thế, về cơ bản các đội bóng sẽ chơi phòng thủ chặt hơn, nhưng điều đó liệu có đồng nghĩa rằng chất lượng các trận đấu giảm xuống? Câu trả lời là không. Ngoài ra,keo bong da chính việc mở rộng số đội tham dự và cho phép đội xếp thứ ba có thành tích tốt vào vòng trong cũng góp phần không nhỏ dẫn đến hiện tượng khan hiếm bàn thắng. Bởi khi đó, một trận hòa sẽ có giá trị hơn rất nhiều.
Việc lấy thêm đội bóng xếp thứ 3 tại vòng bảng có thật sự làm ảnh hưởng tới chất lượng giải đấu?
Nhưng cũng giống như Euro, hầu hết đội bóng tham dự Champions League đều sử dụng lối chơi phòng thủ phản công bởi họ hiểu đó là “vũ khí” tốt nhất để giành được chiến thắng trước những đối thủ mạnh. Mục tiêu hàng đầu của các đội bóng luôn là giành chiến thắng chứ không phải trình diễn lối đá lãng mạn khi chỉ biết xông lên tấn công.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bóng đá châu Âu nói chung đang ngày càng buồn chán, nặng phòng thủ và kém chất lượng. Chúng ta không thể đặt ĐT Tây Ban Nha và ĐT Đức ngang bằng với Barcelona hay Bayern Munich. Mỗi kỳ đại hội bóng đá lớn như World Cup hay Euro là dịp để các quốc gia trình diễn thứ bóng đá đặc sản của mình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những Bắc Ireland, Albania hay Iceland, những quốc gia có nền bóng đá nhỏ bé chưa hình thành được phong cách riêng, chắc chắn sẽ chọn lối phòng thủ.
Tuy nhiên nếu các đội bóng mạnh tỏ ra chủ quan, họ rất có thể sẽ bị chính những đội nhược tiểu này cầm chân như cách Iceland đã giành được trận hòa lịch sử trước Bồ Đào Nha của Cristiano Ronaldo.
Như vậy, việc Euro 2016 có ít bàn thắng hơn so với những năm trước là điều hợp lý với sự phát triển của bóng đá châu Âu, nhưng không vì thế mà ngày hội bóng đá này mất đi tính hấp dẫn.