Những nguyên tắc ăn uống khoa học cho bà bầu
Ăn uống như thế nào khi mang thai có lẽ luôn là suy nghĩ khiến hầu hết các mẹ bầu ‘đau đầu’.
Chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như thể chất của bé sau khi chào đời. Mẹ ăn nhiều nhưng thiếu khoa học chưa chắc đã bằng ăn ít nhưng có chọn lọc. Dưới đây sẽ là 8 nguyên tắc ăn uống mà các mẹ bầu nên tham khảo để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả hai mẹ con.
*** xem thêm về su phat trien cua thai nhi
Đảm bảo nguồn thức ăn giàu tinh bột
Khi mang thai mẹ phải ăn để bổ sung dinh dưỡng không những cho bản thân mình mà còn để nuôi bé, chính vì vậy việc ăn có chọn lọc lại càng cần thiết hơn. Các món ăn giàu tinh bột, tỷ lệ chuyển hóa thành năng lượng cao chính là lựa chọn số một cho mọi mẹ bầu. Các món như bánh mỳ, khoai tây, gạo, mỳ ống, khoai lang và ngũ cốc chính là những đồ ăn cung cấp nhiều tinh bột và an toàn nhất. Ngoài việc cung cấp nguồn tinh bột dồi dào, các món ăn từ ngũ cốc bột và ngũ cốc nguyên hạt còn bổ sung thêm nguồn chất xơ cho cơ thể mẹ, giảm thiểu tình trạng táo bón và giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng một thời gian tương đối dài sau khi ăn.
Các món như bánh mỳ, khoai tây, gạo, mỳ ống, khoai lang và ngũ cốc chính là những đồ ăn cung cấp nhiều tinh bột và an toàn nhất. (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều trái cây và rau quả
Táo bón có lẽ là một trong những ‘ác mộng’ đáng sợ số một của mọi mẹ bầu. Chính vì vậy việc bổ sung chất xơ qua trái cây và rau quả là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu cũng nên chia nhỏ bữa ăn và ăn hoa quả vào các bữa phụ để luôn có cảm giác no đủ. Ngoài ra, hoa quả cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin đáng chú ý như vitamin A, vitamin C, axit folic…
Lựa chọn thực phẩm giàu protein
Cũng giống như tinh bột, protein cũng có tỷ lệ phần trăm chuyển hóa thành năng lượng tương đối cao. Các nhóm thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, đậu và các loại hạt. Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp sắt khá dồi dào và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạng đó, mẹ cũng cần chú ý ăn cá ít nhất 2 lần trong tuần, đặc biệt là các loại cá giàu omega-3, dầu cá và các axit béo chuỗi dài (như DHA, EPA và AA) như cá hồi, cá trích, cá mòi bởi đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mắt và não bộ của thai nhi.
Không bỏ bữa sáng
Ngay cả khi chưa bầu bí thì bữa ăn sáng vẫn được đánh giá là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đối với mẹ bầu, bữa ăn sáng lại càng cần thiết hơn bởi sau một đêm dài, toàn bộ lượng thức ăn mà mẹ ăn trong buổi tối hôm trước đã hết, vì vậy bữa ăn sáng sẽ cung cấp nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho hoạt động của não bộ, cơ thể và sự phát triển không ngừng của em bé trong một ngày mới. Bên cạnh đó, ăn sáng cũng là cách chống lại các triệu chứng nghén hiệu quả trong những tháng đầu của thai kỳ.
Ngoài ra, cũng đã có bằng chứng nghiên cứu cho thấy những người bỏ qua bữa ăn sáng có xu hướng căng thẳng hơn và phải đấu tranh với mệt mỏi, sự không tập trung nhiều hơn những người ăn sáng. Ăn sáng có bổ sung thêm ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, hoa quả là một sự kết hợp tuyệt vời cho bà bầu vì nó bổ sung axit folic, sắt và nhiều vitamin quan trọng khác.
** Xem thêm bà bầu nên ăn gì : ba bau nen an gi
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất. Canxi lại chính là thành phần quan trọng nhất, có vai trò thiết yếu trong sự phát triển răng và xương của thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi khi mang thai thì nguy cơ gặp các chứng loãng xương hay bệnh về răng do thiếu canxi cũng khá cao. Những thực phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua… đều là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý chọn những loại chế phẩm từ sữa ít chất béo để tránh hiện tượng tăng cân quá nhanh và quá nhiều khi bầu bí.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất. (Ảnh minh họa)
Ăn bữa phụ khoa học
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc ăn nhẹ hay ăn các bữa phụ nhỏ giữa các bữa chính sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng ốm nghén, cảm giác buồn nôn cũng như chán ăn. Tuy nhiên nếu mẹ ăn nhẹ quá nhiều và thiếu chọn lọc thì có thể khiến cảm giác chán ăn khi vào bữa chính tăng lên cũng như gây ra tình trạng tăng cân không hợp lý. Các món ăn nhẹ phù hợp mà mẹ nên cân nhắc có thể bao gồm: bánh mỳ, sữa chua ít béo, ngũ cốc, sữa, sinh tố trái cây hay sinh tố rau tươi. Tránh ăn quá nhiều các món như bánh ngọt, bánh quy hay socola vì nó dễ dẫn đến việc tăng cân không lành mạnh.
*** Cùng làm đẹp mỗi ngày : lam dep
Năng vận động
Trung bình một phụ nữ khi mang thai tăng thêm khoản từ 10 đến 12 kg được cho là hợp lý. Tăng cân quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi cũng như tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm trong thai kỳ như tiểu đường và cao huyết áp. Ngược lại việc tăng cân quá ít chắc chắn cũng không hề có lợi cho sức khỏe của cả 2 mẹ con. Các bài tập vận động và các bài tập thể dục hợp lý không những giúp cơ thể kiểm soát việc tăng cân quá nhiều mà còn giúp cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn nhờ nâng cao sức chịu đựng và độ nhanh nhạy của cơ thể.
Uống nhiều nước
Phụ nữ mang thai mất nước nhanh hơn so với khi không mang thai, đồng thời cơ thể cũng cần nhiều nước hơn để bổ sung vào lượng nước ối. Chính vì vậy, mẹ cần luôn nhắc nhở mình uống nhiều nước hơn, đặc biệt khi tập thể dục hay vận động ra nhiều mồ hôi. Hơn nữa, nước và các loại chất lỏng khác kết hợp với chất xơ cũng giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng nóng trong và táo bón khi mang thai. Tuy nhiên mẹ không nên bổ sung nước qua các đồ uống có gas, vì nó sẽ làm cho mẹ cảm thấy đầy hơi và khó tiêu hơn.
Theo : Me va be