Lợi và hại từ xử án lưu động
Xử án lưu động là nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, răn đe giáo dục và phòng ngừa chung. Các bạn doc bao hôm nay tại đây.
Luật sư Đồng Mạnh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM):
Coi chừng lợi bất cập hại
Thứ nhất, chi phí và công tác chuẩn bị cho xét xử lưu động là rất tốn kém. Xem thêm thông tin tin tuc phap luat. Nhiều phiên tòa cần phải huy động lực lượng bảo vệ rất lớn.
Thứ hai, việc xét xử lưu động thường có số lượng người tham dự rất lớn, ồn ào, dễ bị kích động tâm lý, làm ảnh hưởng chung đến HĐXX, các luật sư và những người tham gia tố tụng, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phiên tòa.
Thứ ba, vụ án được đưa ra xét xử lưu động tại địa phương sẽ ảnh hưởng đến bị cáo và cả người thân của họ. Ngoài bản án của tòa, bị cáo còn phải nhận thêm một bản án nữa từ cộng đồng, dẫn đến việc sự xa lánh, tẩy chay của cộng đồng. Điều này làm triệt tiêu tính khoan dung của pháp luật và tính nhân văn trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc tái hòa nhập cộng đồng. Khi đó, người thân của bị cáo cũng phải nhận từ cộng đồng “bản án” tương tự. Thứ tư, việc tái hiện hành vi phạm tội dễ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em đang xem phiên tòa lưu động.
Chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo giữa cái lợi và cái hại, giữa lợi ích chung với tính nhân văn và nhân đạo trong việc thực thi pháp luật. Nếu so sánh chúng ta sẽ thấy giữa cái được và cái mất thì cái mất nhiều hơn.
Thẩm phán Nguyễn Văn Nhân, TAND tỉnh Bình Phước:
Không đảm bảo tính công bằng
Xử lưu động cũng không đảm bảo tính công bằng trong xét xử. Tại sao có vụ án đưa ra xử lưu động, có vụ lại không? Những vụ án đưa ra xử lưu động thì điều kiện xét xử không thể tốt bằng những vụ án được xét xử tại trụ sở tòa án được.
Chi phí cho xét xử lưu động rất tốn kém, vừa mất công sức, tiền bạc của nhân dân mà còn phản tác dụng giáo dục ở chỗ những mô tả hành vi đâm, giết, cướp, tẩu thoát… được tái diễn, lưu vào đầu những đứa trẻ và những người đang có nguy cơ tiềm tàng việc phạm tội. Từ đó có đất cho tội phạm hình thành, tạo ra sự bất an của mọi người trong xã hội.
Đặc biệt, xử lưu động sẽ bỏ qua nội quy phiên tòa như trẻ em không được vào phòng xử, người dự tòa ăn mặc lịch sự, không hút thuốc, không văng tục… Quả thực, tòa khó mà kiểm soát những vấn đề này trong một phiên tòa lưu động, từ đó làm giảm đi tính uy nghiêm của phiên xử.
Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy,nguyên Phó Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM:
Có mặt tích cực
Hiện nay trên các trang mạng xã hội vì nhiều lý do khác nhau mà một số người đưa những tin không đúng sự thật liên quan đến những vụ vi phạm pháp luật từ đó khuếch tán, thêm gia vị cho ly kỳ. Chẳng hạn như vụ án thảm sát ở Bình Phước, cả nước quan tâm và nếu không xử công khai thì những tin xuyên tạc không chấm dứt được. Xét xử công khai cũng nhằm tạo niềm tin trong nhân dân về nhiều mặt như tình hình trị an, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Chính TAND Tối cao lại rất quan tâm đến việc xét xử lưu động bằng việc tính điểm thi đua cho xét xử lưu động. UBND cũng rất đồng tình việc tuyên truyền pháp luật bằng các phiên tòa lưu động, nhất là đối với những tội danh xảy ra nhiều tại địa phương. Như vậy, xét xử lưu động cũng là một kênh tuyên truyền pháp luật.
Nhưng cạnh đó xử lưu động cũng có mặt tiêu cực. Người phạm tội khi họ chấp hành xong hình phạt sẽ về tái hòa nhập với cộng đồng và trong khoảng thời gian nhất định là được xóa án tích. Nhưng những phiên tòa lưu động công khai danh tính, lý lịch, hành vi phạm tội của họ, liệu bao nhiêu năm mới được xóa vì “người ta chết để tiếng”.